Bạn nên trang bị những kiến thức này khi đi phượt một mình.

Khi tham gia phượt cùng các chiến hữu và các nhóm với quy mô khác nhau, nhiều lúc bạn muốn thực hiện một chuyến đi phượt của chính mình với phương tiện duy nhất là chiếc xe máy. Phượt một mình không phải là trải nghiệm quá khó khăn nhưng bạn cần chuẩn bị kỹ kế hoạch cùng vật dụng cần thiết. Dưới đây là một vài gợi ý nho nhỏ dành cho bạn.

Lên mạng tìm hiểu kỹ về cung đường bạn sắp đi.

Đầu tiên, dùng Google map (bản đồ trên Google) để kiểm tra, đo khoảng cách và hỏi kinh nghiệm những người dãđi phượt cung đường này là ý tưởng không tồi. Việc làm này giúp bạn nắm lộ trình các đoạn đường xấu để chuẩn bị cẩn thận hơn cho hành trình. Trước khi đi, bạn nên đưa xe máy đi kiểm tra lốp, nhông xích, bạc đạn, thay nhớt và đặc biệt là kiểm tra phanh xem có hoạt động trơn tru không. Nếu bất cứ bộ phận nào gặp vấn đề hoặc vừa có biểu hiện trục trặc, bạn cần thay mới ngay lập tức.

Chuẩn bị đồ dùng vật dụng cá nhân cần thiết.

Dự trù ngày đi để mang quần áo hợp lý giúp hành trang của bạn gọn gàng hơn. Chẳng hạn, một chiếc quần có thể mặc trong 2 ngày, còn áo thì mỗi hôm một chiếc. Lưu ý là áo quần phải thoải mái có độ co dãn, hơi rộng một chút và bền. Và đặc biệt là một chiếc balo phượt chuyên dụng phù hợp với vóc dáng của bạn có độ bền cao, có khả năng chống thấm tốt.

balo du lịch
Áo mưa:
Vật dụng này rất cần thiết nhưng nhiều bạn thường bỏ quên. Dạng thuận tiện nhất là áo mưa theo bộ (gồm quần và áo), tránh mua loại áo mưa cánh dơi.Đồ bảo hộ

Đồ bảo hộ: Nếu bạn đam mê phượt thì nên sắm cho mình những loại đồ bảo hộ phổ biến nhất là giáp tay và chân. Bạn có thể tìm mua qua mạng internet với giá dao động 500.000 – 600.000 đồng một bộ. Ngoài ra, mũ bảo hiểm nên dùng là loại full-face (trùm kín toàn bộ khuôn mặt) có bảo vệ hàm hoặc ít nhất diện tích phủ cũng phải 3/4 khuôn mặt.

Kính chống bụi: Nên mua loại lớn, ôm sát mặt, hoặc dùng kính bảo hộ riêng để chống bụi và gió. Kính râm thông thường dùng để đi trong phố sẽ chống bụi không tốt, gió dễ tạt, gây khô và đỏ mắt.

Giày: Khi chạy xe, bạn nên lưu ý mang giày giúp dễ điều khiển phanh và số. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một đôi giày đi mưa bọc bên ngoài để bảo đảm an toàn trong mọi điều kiện thời tiết.

Xăng xe: Ngân sách phụ thuộc mức chi tiêu của mỗi người. Đối với xe máy, bạn có thể tính một lít xăng chạy được bao nhiêu km và trừ hao bớt để chuẩn bị tiền. Chẳng hạn, xe chạy 40 km ăn một lít xăng thì mức trừ hao sẽ là 30 – 35km/ lít.

Chuẩn bị về tinh thần

Đây cũng được xem là điều quan trọng. Bạn nên lường trước mọi tình huống xấu nhất như hỏng xe, gặp trời mưa, hết xăng hay những trục trặc khác. Chuẩn bị tốt khâu này, khi những tình huống xấu không may xảy ra, bạn vẫn đủ bình tĩnh và tinh thần để vượt qua. Trường hợp chúng xảy ra thật, bạn hãy coi như đó là kinh nghiệm, bài học và đừng giữ cái nhìn quá tiêu cực.